Kết quả ứng dụng phân bón Thành Tâm trên cây chè

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ởcác tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên, đặcbiệt là ở tỉnh Thái Nguyên. Sản xuất chè trong nhiều nămqua đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước,đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USDmỗi năm. Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp làmcho đời sống người dân trồng chè gặp nhiều khó khăn,nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọngđối với nền kinh tế quốc dân nói chung và sự phát triển kinhtế ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, góp phần tạo việc làm vàbảo vệ môi sinh. Vì vậy, phát triển ngành chè là vấn đề đangđược coi trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnhThái Nguyên.

Thái Nguyên là tỉnh trồng chè lâu đời, có sản phẩm chè nổi tiếng cả nước. Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo khảo sát, những năm gần đây, năng suất và chất lượng có xu hướng giảm sút do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp. Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm, búp chè bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều loại chè thương phẩm phẩm cấp B, hương vị không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Thái Nguyên do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22 – 27%, vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục.

Nguyên nhân cơ bản được xác định là do kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp. Theo kết quả phỏng vấn, người dân trong quá trình canh tác sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thiếu lượng hữu cơ trầm trọng. Qua thời gian, các chất dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và rửa trôi.

Ngoài ra, trong quá trình canh tác lâu dài, lượng vi lượng trong đất không được bổ sung đầy đủ, cây chè ngày càng cằn cỗi, không có đủ các chất cần thiết để sinh trưởng và phát triển, dẫn đến tình trạng năng suất, chất lượng sụt giảm, giá trị thương phẩm không cao.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Công ty TNHH Phân bón Thành Tâm phối hợp cùng Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên tiến hành thử nghiệm phân bón hữu cơ Thành Tâm trên đối tượng cây chè tại các huyện Phú Lương, huyện Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.

Phân bón hữu cơ Thành Tâm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng (tỷ lệ N:P:K ở mức 3:2:3), có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối như Zn: 40 ppm, Cu: 50 ppm, B: 70 ppm, Mn: 30 ppm và Fe:30 ppm, kết hợp cùng công nghệ tan chậm, khi sử dụng các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

Công ty phối hợp cùng Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thử nghiệm phân hữu cơ Thành Tâm trên 6 hộ trồng chè tại hợp tác xã làng nghề chè Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, với phương pháp canh tác khác nhau như trên đồi dốc và trên đất bằng trên diện tích 1 ha. Thử nghiệm được tiến hành qua 3 vụ liên tiếp. Lượng thử nghiệm bón bổ sung 25 kg/1000m2.

Các hộ nông dân thử nghiệm đã tiến hành bón, so sánh với đối chứng không bổ sung phân bón hữu cơ Thành Tâm. Kết quả cho thấy, sau khi bón phân hữu cơ Thành Tâm giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, búp chè lên đều, năng suất và chất lượng búp tăng, phát triển cân đối về bộ rễ, thân lá và mật độ búp, đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm. Ngoài ra phân bón hữu cơ Thành Tâm còn giúp cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Đặc biệt do bổ sung đầy đủ các chất vi lượng cần thiết nên cây chè cho mật độ búp nhiều, trọng lượng búp nặng, phiến lá dầy.

Về các đánh giá đo lường, tại hộ ông Nguyễn Xuân Lợi, chủ tịch Hội nông dân xã Vô Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên đã tiến hành hái ô bất kỳ có diện tích bằng nhau trên nương chè. Kết quả sau 3 lần lặp lại ở vụ thứ nhất cho thấy, ở các ô trên nương có sử dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm, năng suất thu được cao hơn so với ô không bón bổ sung là 15%. Sang vụ thứ hai, với phương pháp tương tự, năng suất của ô có bón bổ sung phân bón hữu cơ Thành Tâm cao hơn ô đối chứng là 20%.

Tại hộ ông Trần Văn Hải, thôn Liên Hồng 8, xã Vô Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên, kết quả do gia đình đánh giá cho thấy, sau khi bón bổ sung phân bón hữu cơ Thành Tâm, năng suất chè thu được từ 125kg cân tươi vụ trước đã tăng lên 145kg cân tươi. Đến vụ thứ hai bón phân bón hữu cơ Thành Tâm, sản lượng đã tăng lên 175 kg tươi, tăng lên 40% so với vụ trước. Các hộ thử nghiệm khác đều cho kết quả tăng lên 20-30% so với trước khi bón phân hữu cơ Thành Tâm.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, bón phân bón hữu cơ Thành Tâm với lượng 300kg/ha/năm giúp tăng năng suất cây chè so với đối chứng không bón từ 15-30%, cây chè khỏe, cho búp to, lá dầy hơn, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra, do được bón bổ sung thêm nhiều loại vi lượng phong phú, chè được bón bổ sung phân bón hữu cơ Thành Tâm có vị ngon, ngọt hậu và hương thơm hơn rõ rệt, được người dân tin dùng.

Tại các địa điểm khác như Lâm Đồng, La Bằng – Đại Từ, kết quả ứng dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm cũng cho kết quả tương tự. Năng suất nương chè không chỉ tăng lên từ 15-35% mà chất lượng thương phẩm được cải thiện rõ rệt với vị đậm, ngọt hậu hơn và chỉ sau 1 đợt bón, người nông dân đã có thể giảm dần lượng phân bón vô cơ, nhất là đạm, giúp tránh tình trạng dư lượng nitrat trong sản phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người trồng và người sử dụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao…
Xem tiếp
Công ty TNHH Phân bón Thành Tâm nhận…

Ngày 9/11/2018, Công ty TNHH Phân bón Thành Tâm đã vinh dự nhận giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng cho sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học VN – Humix Thành Tâm. Giải thưởng Bông lúa vàng là Giải thưởng […]

Xem tiếp
Kết quả ứng dụng phân bón Thành Tâm…

Ngoài một số cây trồng công nghiệp như cà phê, tiêu, chè, công ty TNHH phân bón Thành Tâm đã tiến hành nhiều mô hình ứng dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm trên các đối tượng cây ăn quả. Tại Sơn La, công ty đã phối hợp cùng nhiều trang trại ứng dụng phân […]

Xem tiếp