Kết quả ứng dụng phân bón Thành Tâm trên cây cà phê ở Tây Nguyên

Cà phêlà cây công nghiệp quan trọng số một trong việc phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng Tây Nguyên.Diện tích trồng cà phê tại Tây Nguyên đã tăng đáng kể (từ 90 nghìn ha lên khoảng 566 ngàn ha). Với một thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi tập trung và rộng lớn, đã dẫn đến hiện tượng suy giảm về sức sản xuất của cây cà phê trong vùng.

Qua kết quả khảo sát, điều tra, lấy mẫu đất tại nhiều vùng trồng cà phê cho thấy: đã có sự suy thoái về chất lượng đất trồng cà phê, biểu hiện rõ nét là đặc tính hóa và sinh học đất, cùng với đó là quá trình mất cân bằng dinh dưỡng trong đất đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu khắc nghiệt, đất đai chai cứng bạc màu, nấm bệnh phát triển trên cây cà phê khiến cây vàng lá, khô cành, rụng quả non. Hậu quả là diện tích cà phê thoái hóa đang ngày một nhiều lên với các biểu hiện về bệnh như: sưng rễ, thối rễ, vàng lá, khô cành, thui hoa, rụng quả … diễn ra khá phổ biến. Không những thế, nhiều diện tích trồng cà phê mặc dù đã được đầu tư, phân bón khá cao song vẫn không cho năng suất.

Trong những điều kiện thời tiết thay đổi, việc bón đúng, bón đủ lượng phân cần thiết, nhất là trong điều kiện đất bạc màu, độ pH thấp là rất quan trọng. Ngoài ra, sau thời gian canh tác lâu dài, các nguyên tố trung, vi lượng trong đất bị cây sử dụng cạn kiệt, việc bổ sung thêm các yếu tố đó là rất cần thiết. Trong đó:

– Đạm là yếu tố rấtcần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, giúp câycà phê ra hoa đậu quả tốt, quả phát triển nhanh.

– Lân là một trong nhữngyếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, nâng cao lượnghoa vàquả. Nếu thiếu lân ởgiai đoạn này, thìquá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng hoặc chậm ra hoa, tỷ lệ đậu quả sẽ rấtthấp, ảnh hưởng đếnnăng suất và chất lượng cà phê.

– Kali giúp tăng tỷ lệ kếtquả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết thất thường. Thiếu kali lá cây cà phê sẽ mỏng, mép lá khô, lá già sẽ nhanh rụng, nguy hiểmlà sẽrụng hàng loạt khi gặp những đợt gió đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạnghoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân cao, năng suất và chất lượng giảm thấp.

Các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, canxi,magiêlàrất cầncho cà phê trong mùa khô, giúp cho nở hoa tốt, tỷ lệ kếtquả cao, năng suất chất lượng tăng cao.

– Thiếu lưu huỳnh, lá sẽnon mỏng, giòn lá, láchuyển vàng.

– Thiếu magiê, canxi, dễ gãy cành, cây yếu,rụng quảcho năng suất thấp.

– Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, bo, mangan, molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô. ngoài gia các nguyên tố vi lượng này còn cótác dụnggiúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và chịu đượcnắng nóng trong mùa khô kéo dài. Khi thiếu các nguyên tố vi lượng này, cây sẽcằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn chậmphát triển, khả năngđậu quả thấp, sâu bệnh xuất hiệnnhiều, năng suất và chất lượngthấp.

Thực tế phân tích tại nhiều hộ trồng cà phê cho thấy, các nhà vườn có xu hướng bón dư thừa rất nhiều kali và lân cho cây. Ngoài sự lãng phí tiền đầu tư, việc bón phân không đúng còn gây ra ảnh hưởng bất lợi cho vườn cây do sự mất cân bằng dinh dưỡng. Việc tích luỹ lân trong đất có thể gây nên sự thiếu kẽm và một hàm lượng quá dư thừa kali trong đất có thể cản trở sự hút magiê của cây cà phê.

Ngoài ra, sau nhiều năm canh tác, đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên có độ pH giảm mạnh, dao động chủ yếu từ 4-5, cùng với đó là quá trình giảm mạnh về hàm lượng các cation kiềm trong đất do tác động của quá trình rửa trôi. Đất chua làm giảm năng lực hấp thụ lân của cây, tăng hàm lượng nhôm di động trong đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ (đặc biệt đầu rễ tơ và rễ bên trở nên dày), lượng rễ tơ và rễ nhánh bị giảm trầm trọng làm cản trở sự hấp thu, vận chuyển và đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Đất chua cũng là môi trường thuận lợi các vi sinh vật gây hại vùng rễ, gây thối rễ, giảm hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng.

Xuất phát từ thực tế trên, công ty cổ phần phân bón hữu cơ Thành Tâm đã phối hợp cùng nhiều nhà vườn tiến hành bổ sung phân bón hữu cơ Thành Tâm nhằm cải tạo đất trồng, bù pH cho đất, giúp đất trở nên tơi xốp, tăng cường trung, vi lượng cho đất chai, bạc mầu… tại nhiều hộ dân tại Đức Trọng, Di Linh, Lâm Đồng. Sau 1 năm triển khai trên nhiều mô hình, bao gồm cả cà phê mới trồng lại, cà phê kinh doanh.

Phân bón hữu cơ Thành Tâm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng (tỷ lệ N:P:K ở mức 3:2:3), có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối như Zn: 40 ppm, Cu: 50 ppm, B: 70 ppm, Mn: 30 ppm và Fe:30 ppm, kết hợp cùng công nghệ tan chậm, khi sử dụng các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Ngoài ra, trong phân bón hữu cơ Thành Tâm có bổ sung các ion hydroxit, axit cacbonic và bicacbonat giúp tạo lớp đệm pH, cân bằng độ pH của đất trồng, giúp cây trồng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi pH đất, tăng cường hấp thụ phân bón cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng bền vững và khỏe mạnh.

Qua theo dõi và so sánh cho thấy, vườn cà phê trước khi làm mô hình và sau khi làm mô hình, so sánh đối chứng tại vườn, những lô sử dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm với lượng từ 1,5-2,5 kg/cây đều phát triển tốt hơn, cây khỏe, lá xanh. Cây cà phê phát sinh nhiều rễ tơ, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn…Cây phát cành nhiều, hạn chế bệnh gỉ sắt, sai quả. Năng suất ước đạt 5,5-7,0 tấn nhân/ha. Ngoài ra, các hộ dân áp dụng bón phân hữu cơ Thành Tâm cho biết, sau thời gian bón, đã giúp vườn cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật; cành nhánh phát triển to khỏe, bản lá xanh đều, trái chín đồng đều, hạn chế rụng trái non; hạn chế hiện tượng ra trái cách năm, các thương lái mua với giá cao hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân bón Thành Tâm được trao giải thưởng…

Tại Thành phố Cần Thơ, Phân bón thành Tâm có tham dự chương trình Trái tim vàng nhân ái – Vì sự phát triển cộng đồng. Đại diện Công tyPhân bón Thành Tâm,Ông Nguyễn Đại Dương – Giám đốc chi nhánh nhà máy Thành Tâm tỉnh Hậu Giang thay mặt cho Tổng Giám đốc Trương […]

Xem tiếp
Giới chức Thái Lan ‘khó chịu’ vì nông…

Giống lúa Jasmine 85 của Việt Nam hiện đang được nhiều nông dân ở tỉnh Nakhon Sawan, miền bắc Thái Lan, gieo trồng vì có nhiều đặc tính nổi trội hơn giống lúa trong nước. Ông Suthep Khongmak, Chủ tịch Hội Nông dân trồng lúa Thái Lan, cho biết Jasmine 85 có tính kháng bệnh […]

Xem tiếp
Kết quả ứng dụng phân bón Thành Tâm…

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ởcác tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên, đặcbiệt là ở tỉnh Thái Nguyên. Sản xuất chè trong nhiều nămqua đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước,đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USDmỗi […]

Xem tiếp