Giới thiệu và lợi ích khi sử dụng phân bón Thành Tâm

Công ty TNHH phân bón Thành Tâm với slogan ” Thành Tâm – Nâng Tầm Nông Sản Việt “ là đơn vị chuyên sản xuất các loại phân hữu cơ bằng công nghệ sinh học tiên tiến của Việt Nam, với sự ra đời của hai nhà máy sản xuất phân bón tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Bình Dương với công suất hơn 100,000 tấn phân bón/năm, phục vụ cho thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Các sản phẩm của công ty phân bón Thành Tâm, với công nghệ chủ động làm giàu phù sa, với nguồn nguyên liệu hữu cơ từ phân chuồng ủ hoai, rong tảo biển có chứa nguồn vi lượng phong phú phù hợp với tất cả các loại cây trồng, giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng, giúp cho cây trồng tăng trưởng mạnh, phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và các trang trại, tạo ra các loại nông sản sạch, an toàn , chất lượng cao cho người tiêu dùng.

I. Những lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm cho cây trồng

1. Phân bón hữu cơ Thành Tâm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững

Trong các loại phân bón hữu cơ Thành Tâm đều chứa đầy đủ các chất dinh  dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Công ty phân bón hữu cơ Thành Tâm chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong một đơn vị phân bón hữu cơ (tỷ lệ N:P:K ở mức 3:2:3), giảm bớt khối lượng sử dụng, tác động nhanh đến sinh trưởng của cây trồng, qua đó giảm công vận chuyển và hấp dẫn nông dân sử dụng.

Ngoài ra trong phân bón hữu cơ tổng hợp Thành Tâm còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối như Zn 40 ppm, Cu 50 ppm, B 70 ppm, Mn 30 ppm và Fe 30 ppm. Phân hữu cơ Thành Tâm sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.

Trong phân bón hữu cơ Thành Tâm, kết hợp cùng công nghệ tan chậm, các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

Khi bón xuống đất phân hữu cơ Thành Tâm phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, với Phân hữu cơ sinh học VN-Humix của Thành Tâm còn được bổ sung axit humic với các thành phần chính như: thành phần hữu cơ 23%, N 2,5%, P2O5  2%, K2O 1%, Axit Humic 2,5%, Zn 80 ppm, Cu 50 ppm, B 150 ppm, Mn 100 ppm và Fe 50 ppm giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng, cùng với axit humic giúp cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, phát triển cân đối và ổn định.

2. Bón phân hữu cơ Thành Tâm giúp tăng chất lượng nông sản.
Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có trong nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Sử dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng các loại phân bón vô cơ khác. Thật vậy, chất lượng nông sản ngoài yêu cầu với các yếu tố dinh dưỡng chính, các nguyên tố vi lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng hương vị, độ ngon, ngọt của nông sản. Trong phân bón hữu cơ Thành Tâm có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, bao gồm nhiều chất trung, vi lượng, giúp tăng cường chất lượng sản phẩm, sức khỏe của cây trồng, giúp cây trồng tăng sức đề kháng với các loại bệnh hại, giúp nhà nông hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy sản phẩm nông sản tạo ra có chất lượng cao, với hương vị, độ giòn, ngọt, bảo quản được lâu hơn, dễ dàng vận chuyển và an toàn cho tiêu dùng.

3. Phân hữu cơ Thành Tâm giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất, giúp cân bằng vi sinh vật trong đất, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất

Với thành phần hữu cơ chiếm từ 15-23% trong phân bón hữu cơ Thành Tâm; dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ được bón vào đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao. Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu tốt mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển khỏe mạnh.

Phân hữu cơ Thành Tâm được sử dụng cùng quá trình phát triển bền vững của cây trồng sẽ liên tục cải tạo đất, tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng. Ngoài ra, phân bón hữu cơ Thành Tâm còn giúp hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất. Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng.

4. Phân hữu cơ Thành Tâm giúp cải tạo đất trồng, tiết kiệm nước tưới tiêu
Phân bón hữu cơ Thành Tâm có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với các loại đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ Thành Tâm với hàm lượng các chất hữu cơ, với thành phần được làm giàu phù sa có tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm giúp cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các vùng đất cằn cỗi, bạc màu.

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hữu cơ Thành Tâm thường xuyên trong thời gian dài sẽ giúp cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm, từ đó hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Phân hữu cơ Thành Tâm giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, sức lao động nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối, bền vững.

 5. Sử dụng Phân bón hữu cơ Thành Tâm không gây ô nhiễm môi trường, giúp hạn chế sử dụng phân bón vô cơ

Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên, phân bón hữu cơ Thành Tâm có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Phân bón hữu cơ Thành Tâm giúp tăng kết cấu đất, không gây ô nhiễm môi trường.

Phân bón hữu cơ Thành Tâm luôn song hành cùng nông sản sạch Việt Nam, vì một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, vì sức khỏe của người trồng trọt và người tiêu dùng, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

II. Thành phần các nguyên vật liệu trong phân bón hữu cơ Thành Tâm, tác dụng trong cải tạo đất và sức khỏe cây trồng

Phân bón Thành Tâm sử dụng các nguyên vật liệu chính từ nguồn chất thải trâu bò, rong biển khô. Ngoài ra, điểm đặc biệt nổi trội ở phân bón hữu cơ Thành Tâm là nguồn trung, vi lượng được bổ sung từ nguồn nguyên liệu rong biển và công nghệ làm giàu phù sa trong chế biến. Phân bón hữu cơ Thành Tâm hoàn toàn phù hợp cho canh tác nông nghiệp hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ, giúp nhà nông có nhiều lựa chọn cho quy trình canh tác với nhiều đối tượng cây trồng đa dạng của vườn trồng. Với công nghệ làm giàu phù sa, trong phân bón hữu cơ Thành Tâm chứa các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối như nguồn magie, carbon, kali, canxi, silic, lưu huỳnh và sunfat là các khoáng chất thiết yếu. Các vi lượng ở dạng dễ hấp thu với cây trồng như sắt, kẽm, đồng, niken, bo, mangan, coban, molypden và các loại axit humic và axit fulvic.

Bảng thành phần nguyên liệu phân bón hữu cơ Thành Tâm

Thành phần Hàm lượng
Chất hữu cơ % 39,55
Đạm tổng số (N) % 0,129
Lân hữu hiệu (P2O5) % 0,056
Kali hữu hiệu (K2O) % 0,966
Cacbon (C) % 10,51
Canxi (Ca) % 2,543
Magie (Mg) % 0,099
Lưu huỳnh (S) % 3,766
Natri (Na) % 0,138
Silic (SiO2) ppm 4319,2
Bo (B) ppm 82,5
Đồng (Cu) ppm 56,8
Sắt chelate (Fe) ppm 16086,0
Mangan (Mn) ppm 112,5
Kẽm (Zn) ppm 36,0
Molipden (Mo) ppm 9,14
Coban (Co) ppm 13,07
Axit humic % 2,83
Axit fulvic % 6,26

Với nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú, chứa nhiều nguyên tố trung, vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp phân bón Thành Tâm có nhiều đặc tính nổi trội như:

– Tăng khả năng kết tụ đất, phục hồi đất suy thoái, tối ưu hóa công nghệ quản lý nước.

– Việc bù khoáng sillic dạng dễ hấp thu giúp cải thiện khả năng chặn tia UV có hại, hỗ trợ các protein miễn dịch của cây trồng giúp tăng khả năng kháng bệnh, tăng hoạt động quang hợp, giảm độc tính các kim loại nặng như Al, Cd, As, Zn, và Mn, tăng độ hòa tan và hấp thụ canxi, tăng sự hấp thu kali, phốt phát.

– Nguồn lưu huỳnh với hàm lượng hợp lý giúp cây trồng phát triển tối ưu, tăng sự phát triển của chồi non, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất chống oxi hóa.

– Lượng canxi giúp cây trồng ổn định thành tế bào, góp phần kết tụ đất.

– Sắt được bổ sung ở dạng chelate rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất diệp lục, quang hợp, cố định đạm và phát triển rễ.

– Tăng khoáng chất chelat với axit fulvic giúp cải thiện sự ổn định tổng hợp và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng axit humic giúp tăng cường bù khoáng chất cho đất, tăng sự đa dạng của các loại vi khuẩn, tảo, nấm… có lợi trong đất, giảm thiểu sự hấp thụ muối natri của cây trồng.

– Kẽm là chất cần thiết để tổng hợp tryptophan hoặc auxin, tổng hợp chất diệp lục, đảm bảo tính toàn vẹn của màng tế bào. Thiếu kẽm xảy ra trong đất chua bị phong hóa cao và dẫn đến cây phát triển còi cọc và gióng ngắn.

– Boron là chất cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn của cấu trúc tế bào và sự phát triển của ống phấn hoa, thiếu Bo ảnh hưởng đến ức chế sự mở rộng của tế bào, làm chết mô phân sinh, và giảm khả năng thụ phấn.

– Đồng là chất nhận electron cho quá trình quang hợp và hô hấp. Thiếu hụt đồng dẫn đến phát triển còi cọc, lá non bị biến dạng, và bệnh úa vàng/hoại tử bắt đầu ở mô phân sinh trên ngọn kéo dài xuống mép lá.

– Mangan tạo điều kiện cho việc vận chuyển electron trong quá trình quang hợp, kích hoạt enzyme trong quá trình tổng hợp lignin. Việc thiếu hụt mangan làm giảm quá trình quang hợp và hàm lượng chất diệp lục.

– Molypden là thành phần thiết yếu trong quá trình hấp thụ và sử dụng nitơ . Thiếu Molybden dẫn đến các triệu chứng thiếu nitơ và cây phát triển còi cọc với bệnh úa vàng ở lá non.

– Niken là chất dinh dưỡng thiết yếu để hấp thụ urê và trao đổi chất như là đồng yếu tố của hocmon urease.

– Coban là chất cần thiết cho sự phát triển vi khuẩn nốt rễ ở cây họ đậu, và rất quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp tổng hợp vitamin trong các loại cây trồng.

Thành phần các phức trung, vi lượng đa dạng, ở dạng dễ hấp thu có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân sinh học và phi sinh học như hạn hán, đổ gãy, mặn, hạn, các ảnh hưởng bởi nhiệt độ và tia tử ngoại từ mặt trời, cây trồng có sức chống chịu tốt hơn với các loài dịch hại, sâu bệnh, giảm tác động có hại của các loại kim loại nặng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao…
Xem tiếp
Dịch vụ đóng bao theo yêu cầu

Nhằm đạt hiệu quả cao trong bảo quản, vận chuyển phân bón, mang sản phẩm phân bón chất lượng cao đến nông dân, công ty TNHH phân bón Thành Tâm đã đầu tư hệ thống dây chuyền đóng bao hiện đại bằng chất liệu PP, PE. Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu […]

Xem tiếp
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà rốt

Cây cà rốt có tên khoa học là Daucus carota L., thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Cà rốt là loại cây rau ăn củ, sống 1 – 2 năm, là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được dùng để ăn tươi và chế biến thành sản phẩm hàng hóa […]

Xem tiếp